Thời Sự Hàng Ngày

Cập Nhật:
Trang Chính
Thế Giới
Việt Nam
Quốc Nội
Cộng Đồng
Văn Hóa & Xã Hội
Tài Liệu

Thông tin

Tài Liệu
Một cách Lý Giải Về Chuyện Hồ Chí Minh Bị Mất Quyền Lực Trong Những Năm Cuối Ðời.
????
Với chức vụ chủ tịch Ðảng kiêm chủ tịch nước, và với tư cách là người khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Hồ chí Minh nói chung đã tạọ ra một cảm tưởng để người dân Việt Nam trong nước cũng như dư luận quốc tế bên ngoài đều cho rằng Hồ chí Minh có một quyền uy chính trị tuyệt đối trong Ðảng và đối với bộ máy nhà nước. Nhưng sau này khi có những tiết lộ động trời của cựu Ðảng viên cao cấp Nguyễn văn Trấn cũng như của người hầu cận thân tín Vũ Kỳ được tung ra, người ta thấy rõ ràng Hồ chí Minh đã bị đàn em dưới tay như Lê Duẩn và Lê đức Thọ tước hết quyền hành, thậm chí còn tạo dựng tai nạn máy bay để giết Hồ chí Minh nữa. Thế thì lý do nào đã đưa Hồ chí Minh đến chỗ thất thế đến nỗi bị đàn em ăn hiếp tàn tệ nhự vậy. Phải nhớ rằng thời kỳ Hồ chí Minh mất quyền lực là vào khoảng đầu thập niên 1960, cho nên cách lý giải thứ nhất là Hồ chí Minh mất quyền lực sau cuộc cải cách ruộng đất tàn bạo sai lầm. Cách lý giải thứ hai căn cứ vào một bản di chúc thật của Hồ chí Minh được tung ra ở hải ngoại sau 1975 với chữ viết tay của Hồ chí Minh. Chính vì chữ viết tay mà người ta có nhiều yếu tố căn bản để tin đây là bản di chúc thật của Hồ chí Minh. Cũng khó tìm được một kẻ nào “ rắn mắt “ chơi trò chúc thư giả vì chuyện giả chữ viết là một chuyện không dễ làm. Những điều tiết lộ trong chúc thư này đã phần nào giải thích một cách rốt ráo lý do tại sao Hồ chí Minh bị thất sũng và mất quyền lực trong những năm cuối đời.

Bức chúc thư của Hồ chí Minh được báo Con Ong Tỵ Nạn tại Paris tung ra vào năm 1981. Sau này được báo Thức Tỉnh của ông Nguyễn văn Nghi ở San Diego đăng lại nguyên văn. ( Tiện đây xin nhắn ai còn giữ số báo cũ Thức Tỉnh,hay ấn bản Con ong tỵ nạn ( Pháp ) có đăng trọn chúc thư của Hồ chí Minh xin liên lạc email: langbiant@yahoo.com để trao đổi thêm. Bài viết này chỉ trích đăng phần cuối bản chúc thư mà thôi). Nghe nói chữ viết trong bản chúc thư đã được đưa cho kiểm tự Pháp để kiểm chứng và đã được xác nhận là đúng chữ viết của Hồ chí Minh. ( Xin coi thủ bút của Hồ chí Minh trong di chúc ở cuối bài này).

Toàn bộ bản di chúc của Hồ chí Minh được công bố có nội dung như sau, “

“ Thời xưa ở bên Trung Quốc người ta thường nói, “ Con chim trước khi chết thì tiếng kêu thương, còn người trước khi chết thì lời nói phải.:

Tôi tự xét mình chẳng còn sống bao lâu nữa, nên cố gắng viết di chúc này, mong rằng những điều viết ra không phải là những điều sai quấy.

Vừa mới đây, Lê Duẩn có đi với Trần Quốc Hoàn tới gặp tôi, ép buộc tôi phải viết bản di chúc theo ý muốn của họ. Tôi đã viết mà trong bụng vẫn tấm tức vô cùng.

Nay tôi viết thêm tờ di chúc này, xin coi là chính thức. Ngoài ra tôi không công nhận bất cứ bản di chúc nào khác. Tôi ước mong một ngày nào đó, bản di chúc tôi viết đây sẽ được mọi người biết tới, thì ở thế giới bên kia tôi mới được thỏa lòng.

Tôi vốn con nhà nghèo nhưng từ bé đã nuôi mộng đảo lộn sơn hà, và đem lại vẻ vang cho nòi giống, nên tôi bôn ba hải ngoại bao nhiêu năm không hề quản ngại khó khăn, gian khổ, vào tù ra khám, chỉ mong có ngày tổ quốc ta độc lập, giàu mạnh, dân ta hạnh phúc, tự do.

Tôi thường đọc lịch sử nước Việt Nam ta, thấy có ông Trần Thủ Ðộ là một tay hào kiệt hiếm có trên đời, đã không quản ngại làm việc ác, làm phản mà gây nên cơ nghiệp hiển hách của nhà Trần, đuổi giặc Nguyên, đem lại vinh quang cho cả dân tộc về cả văn minh và đời sống.

Không lường sức mình, không đo tài mình, tôi đã hành động như ông Trần Thủ Ðộ nên đất nước mới tan nát, nhân dân ta mới điêu linh, mà đầu mình thì nặng nề không biết bao nhiêu tội ác, không thể nào tha thứ được.

Cái nhầm tai hại nhất của tôi là đi theo Cộng sản Mác Xít mà không biết là chủ nghĩa này chẳng qua chỉ là giả bộ, để đánh lừa giai cấp nghèo mà cướp lấy chính quyền cho nước Nga khi đó.

Tôi cũng ngay tình mà dùng những người hợp tác với tôi. Tôi cứ tưởng những người đó quý yêu tôi, đâu ngờ họ đều là mật thám của Nga sô, vây quanh tôi chỉ là để kiểm soát tôi, khéo léo hướng dẫn tôi đi theo con đường Nga đã vạch sẵn. Họ đề cao và tâng bốc tôi để khi nào làm điều gì độc ác thì tôi phải chịu hết trách nhiệm với dân tộc. Nhiều khi họ quyết định mà không hề cho tôi hay biết gì, như vụ cải cách điền địa ở Bắc Bộ chẳng hạn, bây giờ nhân dân có quyền rủa oán trách tôi không biết để đâu cho hết.

Dù sao tôi vẫn là người có tội, tôi không dám chối cãi, chỉ dám mong lịch sử sau này xét kỹ cho tôi mà đừng lên án tôi quá nặng nề.

Ðầu năm 1963, hồi đó tôi còn chưa bị bọn quanh tôi bao vây chặt chẽ quá, tôi có nhờ mấy nhân viên Ủy Hội Kiểm Soát Quốc Tế Ðình Chiến chuyển vào Nam bộ hai cành đào lớn rất đẹp để tặng cụ Ngô đình Diệm, kèm theo một bức thư, trong thư đó, tôi có chân tình yêu cầu cụ Ngô cùng tôi thảo luận trong tình anh em, để hai bên cùng lo cho dân chúng hai miền, trên căn bản thi đua làm cho dân giàu, nước mạnh, theo đường lối riêng của từng người.

Truyện này lộ ra, làm cụ Ngô bị giết trong Nam, còn ở ngoài Bắc thì tôi bị kiểm soát rất khắt khe, không có quyền quyết định điều gì nữa cả. Ðáng lý ra tôi có thể bị giết ngay từ hồi đó rồi, nhưng tên tuổi còn được thế giới biết đến, nên họ còn phải lợi dụng mà để tôi sống thêm. Tôi đã già rồi, râu tóc đã bạc mà còn phải sống trong cảnh tù giam lỏng, cứ nghĩ đến điều này làm tôi ứa nước mắt. Họ đã không giết tôi nhưng sai ông Bác sĩ Tôn thất Tùng cho tôi uống thuốc độc để tôi không thể đi đâu được nữa, mà cũng không thể tiếp xúc với những người mà tôi muốn tiếp xúc. Tôi chưa chết ngay, nhưng là chết dần, chết mòn, ở biệt lập một nơi để đợi ngày tắt thở.

Thật cũng tiếc, khi về già, biết mình sai lầm, muốn chuộc lỗi mà không được nữa.

Trước khi viết phần cuối của tờ di chúc này, tôi xin thú nhận, tôi là một người không phải thần thánh gì nên khi tôi còn sống cũng đủ “ bảy tính “ như kinh nhà Phật đã đề cập. Tôi không có vợ, nhưng cũng có được đứa con gái lai Pháp. Tôi ước mong con gái tôi, khi đọc tờ di chúc này sẽ tha thứ cho tôi đã không đủ bổn phận làm cha, nhưng phụ tử tình thâm, tôi luôn nhớ tới con gái tôi với muôn vàn âu yếm.

Ai cũng tưởng tôi là con người vô thần, nhưng riêng Ðức cha Lê hữu Từ thì biết tôi rất tin có Ðấng Tạo Hóa. Vì tin có ông trời nên tôi xin khẩn cầu cho nước ta và các nước Cộng sản khác trên thế giới sớm thoát ách Cộng sản.

Tôi cũng xin ông Trời cho tờ di chúc này có ngày được phổ biến khắp nơi.

Cuối cùng, tôi xin lẩy Kiều, dùng hai câu thơ của cụ Nguyễn Du để tỏ lòng hối hận trước cao xanh:

Rằng con biết tội đã nhiều

Dẫu rằng sấm sét búa rìu cũng cam

Hà Nội 14-8-1969

Tên ký: Hồ chí Minh

Qua bức di chúc trên, ta có thể đưa ra những nhận định về sự trung thực được đề cập đến trong đó như sau:

Chuyện ông Hồ gửi cành đào tặng cho ông Diệm vào xuân 1963 là chuyện có thật. Sách báo Hà Nội sau 1975 đều dấu nhẹm chuyện ông Hồ tìm cách liên lạc với ông Diệm vì Cộng sản Việt Nam đánh giá chế độ ông Diệm như là một chế độ ngụy, tay sai của Mỹ nên chuyện liên lạc trao đổi với chế độ này có thể làm mất đi hào quang cách mạng của Miền Bắc. Khi chuyện tranh đấu Phật giáo nổ ra, áp lực người Mỹ ngày càng đè nặng lên chính quyền đệ nhất Cộng Hòa. Mỹ muốn giữ ông Diệm lại nhưng yêu cầu vợ chồng Ngô đình Nhu đi lưu vong. Và ông cố vấn Ngô đình Nhu đã tìm cách phá vỡ áp lực của Mỹ bằng cách tìm cách bắt tay với Miền Bắc. Nghe nói ông Nhu đã đi gặp Phạm Hùng tại Bình Tuy để trao đổi bàn bạc chuyện hợp tác. Dĩ nhiên chuyện bắt tay của Nhu chắc chắn được tiến hành với sự đồng ý của ông Diệm. Trưởng phái đoàn Ba Lan trong UƯy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Ðình Chiến lúc đó là ông Mieczyslaw Maneli đã làm nhiệm vụ con thoi liên lạc giữa hai miền Nam Bắc. Ông Maneli sau này định cư ở Tây phương và viết hồi ký kể lại mọi chuyện. Có lẽ tình báo Mỹ ở Sài gòn lúc đó đã phát hiện ra chuyện ông Nhu đi liên lạc với Cộng sản và từ đó phía Mỹ quyết định bật đèn xanh cho các tướng lãnh đảo chánh để dứt điểm chế độ Ngô đình Diệm. Về phía ông Hồ, như ông đã nói trong di chúc trên là sau khi tìm cách liên lạc để hòa giải hòa hợp với Miền Nam thì ông bị tước hết quyền hành vì Quốc Tế Cộng sản không dung thứ hành động thân thiện này của ông. Ðó cũng là một lối suy diễn hợp lý của ông về số phận thất sủng của ông. Và ông Hồ đưa ra nhận định Ngô đình Diệm bị giết vì chuyện toan bắt tay với Miền Bắc. Ðó cũng là một nhận xét chí lý của một người già dặn kinh nghiệm chính trị như ông

Nói chung Miền Bắc cũng như Miền Nam đều rơi vào những gọng kềm của quốc tế. Nếu những người Việt Nam lãnh đạo ở hai miền không đi đúng sách lược của những thế lực quốc tế đề ra thì bị tiêu diệt ngay. Ngô đình Diệm bị giết và Hồ chí Minh bị thất sủng vì đã không đi đúng đường lối sách lược của quan thầy đề ra. Nói thế để thấy hai miền Nam Bắc chưa bao giờ hưởng được sự độc lập thật sự mà rơi vào thế bị khống chế bởi những gọng kềm quốc tế: một bên là Tư Bản, một bên là Quốc Tế Cộng Sản.

* Trong di chúc này, Hồ chí Minh chỉ nhắc đến cô con gái lai Pháp mà lờ đi hai cậu con rơi là Nguyễn tất Trung ( có mẹ là Nông thị Xuân ) và Tổng bí thư hiện nay là Nông đức Mạnh ( có mẹ là một phụ nữ thiểu số người Tày ). Lý do ông lờ đi có lẽ vì lý do an ninh vì Miền Bắc vốn thần thánh hóa con người ông, tô vẽ ông là một con người không lấy vợ, hoàn toàn hy sinh cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng đất nước, nếu xì ra chuyện có con rơi trong nước thì số phận của con rơi này cũng không được an toàn. Cho tới giờ này người ta không biết số phận của Nguyễn tất Trung ra sao, chỉ biết là sau khi mẹ Trung là Nông thị Xuân bị thủ tiêu thì Trung được giao cho người hầu cận thân tín của Hồ chí Minh là Vũ Kỳ nuôi; còn Tổng bí thư hiện tại Nông đức Mạnh thì luôn miệng chối bai bải ông Hồ không phải là cha ruột của ông ! Dĩ nhiên Nông đức Mạnh đứng vào cái thế không thể nhận ông Hồ là cha ruột vì Hà Nội đã biến ông thành một ông thánh không hề có vợ con từ lâu !

Nói chung Hồ chí Minh có cả thảy 4 người vợ ỳđược mọi người sau này biết đến là Nguyễn thị Minh Khai ( vốn là chị ruột của Nguyễn thị Minh Thái, vợ đầu của Võ nguyên Giáp), người vợ Tàu Tăng tuyết Minh, và người vợ gốc thiểu số Nông thị Xuân, người vợ thiểu số mẹ của Nông đức Mạnh. Nói chung là Hồ chí Minh có 4 vợ được mọi người biết đến, không biết ông còn có người vợ nào còn nằm trong bóng tối nữa hay không. Có lẽ noi theo gương ông nên Lê đức Thọ có 2 vợ, Lê Duẩn có 3 vợ. Xem ra những tay lãnh đạo Ðảng Cộng sản Việt Nam, tay nào cũng dồi dào về vấn đề sinh lý. Âu đóÔ cũng là thứ “ đạo đức cách mạng “ mà họ kín đáo dạy dỗ cho toàn dân noi theo!

Trong bản chúc thư có những dấu ấn của Hồ chí Minh như viết tắt chữ “ d” thành chữ “ z”. Thí dụ “ di chúc “ thành “ zi chúc”, “ Nguyễn Du “ thành “ Nguyễn Zu” , “ Dẫu rằng” thành “ Zẫu rằng “. Từ hồi xa xưa, khi viết cuốn sách “ Ðường Cách Mạng “ Hồ chí Minh đã viết thành “ Ðường Kách Mạng” ( dùng chữ “ k” thay cho chữ “ c”). Chỉ với yếu tố cách viết đặc biệt này làm người ta càng tin tưởng thêm đây chính là chúc thư thật của Hồ chí Minh.

* Bức chúc thư có nhắc đến “ bảy tính của nhà Phật “ . Bảy tính đó là : Hỉ, Nộ, Ái , Ố, Bi , AI , Dục, tức những trạng thái vui, buồn, giận ghét thông thường của một con người. Nhân chuyện Hồ chí Minh có nhắc đến nhà Phật thì cũng nên nói thêm là nên nhìn lý thuyết “ Nhân Quả “ của nhà Phật để nhìn vào cuộc đời Hồ chí Minh để thấy cái chính xác của lý thuyết này. Lúc Hồ chí Minh còn sống, ông cũng thú nhận trong chúc thư, cũng như ai cũng biết là ông đã làm những chuyện cực kỳ độc ác, đến lúc về già thì bị giam lỏng cho chết dần, chết mòn một cách thê thảm. Lúc chết rồi thì ý nguyện hỏa táng xác thân cũng không được thi hành mà bị móc bụng nằm trong lăng cho thiên hạ coi. Ðúng là chết rồi mà còn bị mổ bụng không cho chôn! Thật là một hình phạt nặng nề mà ông phải chịu để trả những tội ác mà ông đã tạo ra lúc sinh thời. Mong những kẻ đang làm ác sẽ trông gương Hồ chí Minh mà cảnh tỉnh để “ làm lành, lánh dữ “ trước khi quá trễ.

Có vài điều suy luận để thấy chúc thư này là chúc thư thật dựa trên những lý luận sau:

* Người Cộng sản không bao giờ công bố ra chúc thư này vì trong chúc thư ông Hồ mong mỏi nước Việt Nam và các nước khác sớm thoát ách Cộng sản. Ðó là điều tối kỵ đối với Cộng sản. Dĩ nhiên Cộng sản cũng không bịa đặt ra chúc thư giả vì nó không mang lại lợi ích gì cho Cộng sản mà mang lại nhiều sự rắc rối, khó xử thêm.

* Người quốc gia không thể công bố cũng như không làm chúc thư giả để bênh vực cho Hồ chí Minh, vốn là kẻ tử thù của người quốc gia

* Vậy thì còn giả thuyết chỉ có những kẻ rắn mắt công bố chúc thư này như một chúc thư giả để làm trò đùa. Ðiều này cũng khó làm vì giả nét chữ Hồ chí Minh không phải là chuyện dễ. Chuyện giả chữ viết chỉ có thể qua mắt người thường, chứ không thể qua mặt nhân viên kiểm tự chuyên nghiệp. Vào những năm trước có kẻ công bố Nhật ký của Hitler nhưng rồi các nhà kiểm tự nhảy vào làm việc. Họ đem nét chữ thật của Hitler để so sánh với nét chữ của cuốn hồi ký được cho là của Hitler và tìm ra ngay đây là cuốn hồi ký giả. Ðây là một trò bịp bợm giả chữ viết Hitler để làm tiền thế thôi.

Chỉ có điều lấn cấn ở đây là người công bố chúc thư này, vì một lý do tế nhị an ninh nào đó mà chưa công khai ra mặt. Ðiều này cũng dễ hiểu vì chế độ Cộng sản Việt Nam vẫn còn đó, chuyện công bố cách thức và tên tuổi người tung bức chúc thư thật của Hồ chí Minh ra ngoại quốc có thể làm liên lụy đến những người liên hệ. Mong sao chế độ Cộng sản Việt nam sớm sụp đổ để người công bố chúc thư này sẽ có cơ hội giải thích rõ ràng hơn và chúc thư này do đó sẽ có giá trị thật sự hoàn toàn.

Bùi Tín có kể chuyện vào năm 1989, Vũ Kỳ có gặp ông và cho biết bản chúc thư mà Hồ chí Minh viết cho Lê Duẩn công bố với toàn dân ( mà trong di chúc thật Hồ chí Minh thú nhận là phải viết theo sự bức bách của Lê Duẩn )cũng bị cắt xén vì có những đoạn không hợp ý Lê Duẩn. Chỉ riêng chuyện Vũ Kỳ công bố sự thật này cũng làm cho ông bị Bộ chính trị Ðảng gọi lên hạch sách và răn đe. Ngay trong di chúc trao cho Lê Duẩn, Hồ chí Minh đã nói lên mong muốn là khi qua đời, ông mong thân xác ông sẽ được hỏa táng và tro cốt được rải trên núi sông, nông dân được miễn thuế trong vài năm. Lê Duẩn đã không theo lời di chúc để hỏa táng mà trái lại cho xây lăng để triển lãm cái xác ông cho thiên hạ chiêm ngưỡng. Chuyện miễn thuế theo lời yêu cầu của Hồ chí Minh cũng bị bỏ qua. Bùi Tín kể rõ chuyện này như sau:

“ Năm 1989, nhân dịp 20 năm ngày mất của ông Hồ chí Minh, ông Vũ Kỳ, nguyên thư ký của ông Hồ chí Minh đã cùng tôi bàn nhau phải đưa toàn bộ Di chúc ra ánh sáng. Không thể mập mờ mãi được. Không thể quịt của người nông dân một năm thuế.

Ông Hồ chí Minh bắt đầu viết Di chúc từ tháng 5-1965, sau đó cứ vào tháng 5 hàng năm lại viết lại, viết thêm. Cho nên có tới bốn bản di chúc bổ sung cho nhau. Ông Vũ Kỳ kể chuyện là ngày 2-9-1969, sau khi ông Hồ chí Minh mất, vào buổi tối ông Phạm văn Ðồng đến nơi đặt thi hài ông Hồ. Ông Vũ Ký đưa ra chiếc phong bì lớn đựng cả bốn bản Di chúc. Ông Phạm văn Ðồng đưa cả hai tay ra ngăn lại, “ Không, tôi không nhận. Ðây là chuyện hệ trọng, để ngày mai, có đầy đủ bộ chính trị, đồng chí đưa ra.” Sáng 3-9-1969, có đầy đủ Bộ Chính Trị, ông Vũ Kỳ đưa ra chiếc phong bì lớn ấy. Ông Lê Duẩn liền cầm lấy rồi gọi ông Hoàng Tùng, Tổng biên tập báo Nhân Dân vào phòng nhỏ bên cạnh. Ông Duẩn tự quyết định chỉ đưa ra một bản, cắt bỏ, sữa chữa vài chỗ rồi giao cho ông Hoàng Tùng công bố. Tất cả các bản còn lại ông Duẩn giao cho ông Trần quốc Hoàn giữ như văn kiện tuyệt đối bí mật. Cho đến khi ông Trần quốc Hoàn thôi chức Bộ trưởng Bộ Công An và chức ủy viên Bộ Chính Trị ( tháng 3-1982), ông Vũ Kỳ không tài nào lấy lại được tập Di Chúc ấy. Chỉ đến khi ông Trần quốc Hoàn ốm nặng, ông Vũ Kỳ mới moi được bí mật qua lời hấp hối của ông Trần quốc Hoàn, “ ..trong két sắt đặt ở nhà riêng, ngăn thứ hai, tầng dưới cùng.” Thế là cả tập nguyên bản di chúc được tìm thấy.

Tháng 5-1989, tôi bàn với ông Vũ Kỳ, đặt ông viết một bài báo đặc biệt kể Chủ tịch Hồ chí Minh viết Di Chúc như thế nào, đăng trên tuần báo Nhân Dân chủ nhật do tôi trực tiếp biên tập. Phản ứng của lãnh đạo rất mạnh. Một số ủy viên Bộ Chính Trị đã lên án hai chúng tôi là làm một việc tầy trời, dám công bố văn kiện quan trọng bậc nhất của Chủ tịch Hồ chí Minh mà chưa được phép của Bộ Chính Trị. Trước những cặp mắt nghiêm nghị của bốn ủy viên Bộ Chính Trị Nguyễn thanh Bình, Ðào duy Tùng, Nguyễn đức Tâm, Ðồng sĩ Nguyên và Trưởng ban tư tưởng và văn hóa Trần trọng Tân, ông Vũ Kỳ rất điềm tĩnh. Ông trả lời, “ Tôi đâu có công bố Di Chúc, tôi chỉ viết theo yêu cầu của anh Thành Tín ở báo Nhân Dân. Nhân đây tôi cũng xin báo cáo suốt hai mươi năm nay tôi ăn không ngon, ngủ không yên, cho đến khi nào toàn bộ Di Chúc của Bác đến được với nhân dân.” Sau đó Bộ Chính Trị phải họp hai lần để bàn riêng về việc này và cuối cùng phải đưa ra Quốc Hội bàn về việc công bố toàn bộ các bản Di Chúc, đồng thời quyết định giảm thuế nông nghiệp trong hai năm, mỗi năm 50%. Ông Vũ Kỳ và tôi rất mừng, cùng nhau cụng một cốc bia, nghĩ rằng thế là bà con nông dân ta bị hy sinh nhiều nhất về người và của trong chiến tranh cũng đỡ khổ được đôi chút.

Riêng về việc xây lăng Chủ Tịch Hồ chí Minh, rất nhiều trí thức, cán bộ và đồng bào cho rằng không nên làm điều ngược với nguyện vọng thiêng liêng của người sắp từ giã cõi đời, nhất là khi nguyện vọng ấy lại cao đẹp. Chủ Tịch Hồ chí Minh yêu cầu không nên phúng viếng linh đình, tốn kém, mong thi hài mình được hỏa thiêu, vậy mà nguyện vọng ấy không được thực hiện. Thi hài ông không được nhập vào đất đai của quê hương, vẫn nằm trong một chiếc lăng đồ sộ mà lạnh lẽo, tốn kém biết bao nhiêu vật liệu và công sức của nhân dân à..

( Trích Hồi Ký “ Hoa xuyên tuyết “ của cựu Ðại tá Bùi Tín, xuất bản năm 1991, trang 118, 119 , Nhà xuất bản Nhân Quyền )

Nguyện ước khi chết đi được hỏa táng được Hồ chí Minh viết trong di chúc như sau :

“ Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.

Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “ hỏa táng “. Tôi mong rằng cách hỏa táng sau này sẽ được phổ biến. Và như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì “ điện táng “ càng tốt hơn.

Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 hộp sành, một hộp cho miền Bắc, một hộp cho miền Trung, một hộp cho miền Nam.

Ðồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả không nên có bia đá, tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.”

Lê Duẩn đã đục bỏ ước nguyện hỏa thiêu này của Hồ chí Minh khi công bố Di Chúc của Hồ cho nhân dân Miền Bắc. Trong suốt cuộc đời hoạt động chính trị, Hồ chí Minh đã giết oan quá nhiều người nên sự oán thù đối với ông vẫn còn dai đẳng dù ông đã nằm xuống. Nhưng mà thôi, nghĩa tử là nghĩa tận”, nền văn hóa Việt Nam cao đẹp của chúng ta đã dạy chúng ta là không nên hận thù người đã chết. Chỉ mong sao chế độ Cộng sản sớm sụp đổ để nguyện ước hỏa thiêu thân xác của ông Hồ được thỏa mãn. Tro bụi ông sẽ đi vào lòng đất mẹ, cát bụi rồi sẽ trở về cát bụi. Có nhìn thấy cái chết mới thấy thân phận nhỏ nhoi yếu đuối của con người trước vũ trụ bao la. Cho dù người đó có quyền lực to lớn thế nào đi nữa thì khi nằm xuống cũng trở thành cát bụi vô tri. Vấn đề của người làm chính trị là làm sao sau khi mình qua đời, nhân dân vẫn dành cho mình sự yêu mến, tiếc thương. Chuyện xây mồ xây mả chỉ là những hình tướng bên ngoài, không có tác động ảnh hưởng dài lâu đối với dòng sống của một dân tộc. Di sản đáng quý thật ra là những tinh thần cao đẹp mà người quá cố để lại. Lưu danh muôn thuở hay lưu xú vạn niên là cũng do những hành động làm lúc còn sống và lưu truyền đến các thế hệ sau. Lịch sự rất công bình và sẽ định công, luận tội rạch ròi bất cứ người nào có những ảnh hưởng đến sự sống còn và phúc lợi của đất nước và nhân dân.

Cuộc đời Hồ chí Minh quả có nhiều bí mật nhưng rồi không có gì bí mật dưới ánh sáng mặt trời. Mọi chuyện uẩn khúc dần dần được phơi bày trọn vẹn để công chúng có thể nhìn thấy con người thật của Hồ chí Minh. Cũng như sau này nhiều tài liệu và chuyện kể được công bố thì người ta mới thấy được Thủ tướng Phạm văn Ðồng chỉ là tay sai của phe Duẩn ố Thọ và hoàn toàn không có quyền hành gì cả. Chuyện ông Ðồng không dám nhận di chúc Hồ chí Minh mà Vũ Kỳ giao cho ông cũng đủ nói lên điều đó.

Nhìn chuyện ông Hồ bị thất sũng và ông Diệm bị giết khi tính chuyện hòa hợp, hòa giải với nhau cũng đủ cho thấy gọng kềm quốc tế khống chế hai ông đến như thế nào. Thân phận nhược tiểu của nước Việt Nam nói chung là không có chủ quyền và hầu như bị các thế lực quốc tế điều động, giựt dây và chi phối trên cả hai miền Nam, Bắc. Mỹ nắm quyền sinh sát ở miền Nam cũng như Quốc Tế Cộng Sản nắm quyền chủ động , sai khiến ở miền Bắc. Dân tộc Việt Nam chưa bao giờ có quyền độc lập thực sự trong gần thế kỷ qua. Người lãnh đạo tương lai của Việt Nam nên lấy đó làm gương để khéo léo tránh né để không bị gọng kềm quốc tế nào điều động và chi phối. Có thế Việt Nam mới mong có một nền độc lập thật sự chứ không phải là thứ độc lập hão mà Việt Nam đã có trong mấy mươi năm vừa qua. Khi có được một nền độc lập thật sự thì mới mong xây dựng được một nước Việt Nam có chủ quyền, để từ đó mới mong đề ra những chính sách ích quốc, lợi dân, không lệ thuộc vào bất cứ thế lực quốc tế nào. Có độc lập dân tộc mới xây dựng được bản sắc dân tộc và lấy đó làm nền móng cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước dài lâu.

Lawndale, một ngày nắng hạ chói chang

giữa tháng 6 năm 2003


Tiểu Luận - Dương Thu Hương.
Tiểu Sử Nguyễn Thái Học (1902-1930).
Hồ Sơ Đặc Biệt - Những Y' Kiên Nội Bộ Của Các Cán Bộ Lão Thành.
Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người VN ở nước ngoài.
Ai La` Mẹ Nông Đức Mạnh
Hoàng văn Hoan Tố Lê Duẫn Phản Bội Cách Mạng, Lấn Ép Họ Hồ.
Mạn đàm với Điệp viên CIA Yung Krall.
Ông Mai Chí Thọ - (Một số ý kiến về xây dựng Đảng CSVN).
Thư của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.
Cựu Đại Tá Bùi Tín: Thư Của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Gởi Cấp Lãnh Đạo Việt Nam Là Vụ Watergate Của Hà Nội.
Cựu Đại Tá Bùi Tín: Trong Thâm Cung Đảng CSVN: Vụ An Chính Trị Lớn Hé Mở...
KISS ME GƠODBYE