Thời Sự Hàng Ngày

Cập Nhật:
Trang Chính
Thế Giới
Việt Nam
Quốc Nội
Cộng Đồng
Văn Hóa & Xã Hội
Tài Liệu

Thông tin

Tài Liệu
Cựu Đại Tá Bùi Tín: “Thư Của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Gởi Cấp Lãnh Đạo Việt Nam Là Vụ Watergate Của Hà Nội”
Tin RFA - Sunday, 28 March 2004 - Producer: Bảo Vũ

Hồi gần đây, lá thư của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp gởi “Ban Chấp Hành Trung Ương, Đồng Chí Tổng Bí Thư, các đồng chí trong Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư và Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương” đã bị tiết lộ ra bên ngoài.
Lá thư cho biết nhiều điều, trong đó có những sự việc người anh hùng mặt trận Điện Biên Phủ năm xưa cho là rất “nghiêm trọng”, như vụ “Tổng Cục II”, vụ “Sáu Sứ” và nhất là vụ án chính trị “siêu nghiêm trọng” T4.
Trong mục Thời Sự Chủ Nhật tuần này, Bảo Vũ mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn giữa chúng tôi với ông Bùi Tín, cựu Đại Tá Quân Đội Nhân Dân Việt Nam kiêm cựu Phó Tổng Biên Tập báo Nhân Dân.
Trước hết ông Bùi Tín cho biết qua về lá thư của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp như sau:

CỰU Đ.T. BÙI TÍN: Đây là thư đầu năm gởi từ hôm mùng 3 tháng Giêng năm 2004 của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.
Ông Giáp viết từ Thành Phố Hồ Chí Minh gởi ra Hà Nội.
Trước đó trong khi chuẩn bị cho Hội Nghị Trung Ương lần thứ Chín hồi đầu năm nay, Bộ Chính Trị đã hỏi ý kiến ông Giáp.
Hội Nghị Trung Ương lần thứ Chín là hội nghị rất quan trọng.
Đó là hội nghị trung ương giữa hai nhiệm kỳ của hai đại hội.
Hội nghị trung ương này kiểm điểm lại gần 3 năm thực hiện nghị quyết của Đại Hội Chín. Trước đó người ta có hỏi ý kiến những nhân vật tuy không còn ở Bộ Chính Trị, tuy không còn ở Trung Ương nhưng là những vị được gọi là các vị “cách mạng lão thành”; trong đó Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những vị đó.
Qua bức thư này ông Giáp đã góp ý kiến với Trung Ương, với Bộ Chính Trị trước khi Hội Nghị Trung Ương lần thứ Chín họp hồi đầu năm nay.

BẢO VŨ: Thưa ông, trong thư Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã đề cập rất nhiều điều. Theo ông, vấn đề nào là vấn đề gây chú ý nhiều nhất ?

CỰU Đ.T. BÙI TÍN: Tôi nghĩ rằng trong bức thư dài 6 trang, ông Giáp có những góp ý về những phần Bộ Chính Trị đã hỏi ý kiến những vị cách mạng lão thành.
Ông ấy có đánh số đấy. Trong đó có tất cả 7 vấn đề.
Ông Giáp đã góp ý về vấn đề đánh giá về kinh tế ra làm sao.
Đánh giá về vấn đề xây dựng Đảng như thế nào.
Vấn đề bảo vệ tổ quốc và vấn đề an ninh.
Vấn đề chống tham nhũng và lãng phí.
Vấn đề công tác cán bộ và cuối cùng là vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng.
Thế nhưng tôi nghĩ vấn đề quan trọng nhất có lẽ là vấn đề cuối cùng. Cũng kiểu như viết thư mà người ta “tái bút”, thì có khi “tái bút” lại là vấn đề quan trọng nhất. (CƯỜI)

BẢO VŨ: Ông có thể vui lòng cho thính giả của Đài biết về “vấn đề quan trọng nhất” được không ạ ? Vấn đề đó là vấn đề gì, thưa ông ?

CỰU Đ.T. BÙI TÍN: Theo tôi đánh giá, như Đại Tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Đây là một vụ án chính trị”.
Một vụ án chính trị lớn trong vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng; trong đó ông ấy có nêu lên đây là vụ cực kỳ nghiêm trọng và ông ấy dùng chữ “siêu nghiêm trọng”.
Ở trong Đảng mà dùng chữ “siêu nghiêm trọng” thì đó là vấn đề rất hệ trọng.
Ông Giáp có nói vấn đề “siêu nghiêm trọng” này đụng đến vận mệnh của Đảng, vận mệnh của Quốc Gia.
Ông ấy cũng nói đến một loạt những vụ mà ông nhận xét là bộ chính trị và trung ương đã chậm kết luận và vẫn để tồn tại cho đến bây giờ.
Do đó ông ấy yêu cầu đây là vấn đề cấp bách, phải giải quyết ngay để kết luận vụ này; và thậm chí phải kết luận và thông báo cho các vị Trung Ương, các vị ủy viên Bộ Chính Trị đã hết nhiệm kỳ từ Đại Hội Sáu, Đại Hội Bảy, Đại Hội Tám cho tới Đại Hội Chín. Những điều vừa nêu đủ cho thấy đây là vụ chính trị nội bộ cực kỳ nghiêm trọng mà người ta vẫn che dấu cho đến nay.

BẢO VŨ: Thưa ông, cho đến lúc này thì hẳn là thính giả của Đài Phát Thanh Úc Châu chúng tôi cũng chưa biết cái gọi là “siêu nghiêm trọng” là những cái gì. Ông có thể vui lòng đi vào chi tiết được không ạ ?

CỰU Đ.T. BÙI TÍN: Vâng. Có lẽ người ở ngoài Đảng thì thấy vấn đề khó hiểu vì từ trước tới nay Đảng Cộng Sản luôn luôn tôn thờ bí mật (CƯỜI).
Tức là cái gì cũng bí mật cả; đồng thời việc gì cũng cố giải quyết trong nội bộ.
Nhất là những việc gì dính tới uy tín của Đảng thì Đảng luôn luôn giải quyết trong nội bộ.
Tức là không để lọt ra ngoài. Tức là đóng cửa bảo nhau thôi.
Thế nhưng với vụ này thì tôi nghĩ họ có muốn đóng cửa bảo nhau cũng rất khó. Bởi vì nó đụng đến các vị Trung Ương 3, 4 nhiệm kỳ; và bây giờ có những vị không còn ở trong Trung Ương nữa.
Trong thời kỳ mở cửa hiện nay, vấn đề giữ bí mật cực kỳ khó.
Ví dụ tài liệu này người ta giữ hết sức kín.
Thế nhưng ở bên ngoài chúng tôi vẫn có được. Có được qua những con đường rất lắt léo. Cũng có người hỏi là tài liệu này thật đến đâu ?
Tôi có thể nói thẳng với các bạn rằng nguồn tin mà tôi có, tôi có thể đảm bảo đến 100 % đây là hoàn toàn là thư thật, in nguyên xi thư của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp gởi ngày mùng 3 tháng Giêng năm 2004 cho các cấp lãnh đạo ở trong nước.

BẢO VŨ: Thưa ông, ông vẫn chưa cho biết về chi tiết của cái gọi là “siêu nghiêm trọng”. Ông có thể vui lòng cho biết chi tiết được hay không ạ ?

CỰU Đ.T. BÙI TÍN: Siêu nghiêm trọng thì ....

BẢO VŨ: Những vụ gì ạ ?

CỰU Đ.T. BÙI TÍN: Đây là vụ án xảy ra cách đây ... Như vậy là vụ này xảy ra từ khi chuẩn bị cho Đại Hội Bảy, tức là năm 1991, đến nay đã 13 năm. Vụ án đã kéo dài đến 13 năm. Sau đó, đại hội nào cũng nhắc đến. Vụ này ở trong vòng bí mật nhưng đại hội nào cũng hứa hẹn sẽ giải quyết.
Nhưng vì nó lằng nhằng .... Vì có những người muốn khỏa lấp nó đi. Muốn giải quyết để không có tai tiếng gì. Vì thế cho nên nó lưu cữu cho đến bây giờ.

BẢO VŨ: Vụ án bao gồm những ai ?

CỰU Đ.T. BÙI TÍN: Vâng. Tôi có thể nói vụ này như một cái ung nhọt và càng ngày nó càng phình to lên.
Và bây giờ đến lúc phải nặn nó ra để cho nó xẹp xuống không thì có thể rất nguy kịch. Vụ này trước hết liên quan trực tiếp đến ông Võ Nguyên Giáp.
Lúc đó, xung quanh Đại Hội Bảy, ông Giáp đã bị một số người chống đối và thêu dệt lên việc ông Giáp đã có âm mưu giật dây một số người thân cận của mình để làm (gần như là) cuộc đảo chính không bạo động để giành quyền và lật đổ những người đang cầm quyền lúc bấy giờ.
Có thể nói, xung quanh ông Giáp thì có liên quan đến Thượng Tướng Trần Văn Trà.
Trước kia ông Trà là ủy viên trung ương, rồi ủy viên quân ủy trung ương. Sau này ông Trà là thứ trưởng bộ quốc phòng, là tư lệnh của miền Nam. Ông Trà đã mất cách đây 7 năm.

BẢO VŨ: Thưa ông, đó là vụ hồi năm 1991, phải không ạ ?

CỰU Đ.T. BÙI TÍN: Vâng. Đó là vụ năm 1991.
Liên quan đến ông Giáp, ông Trà còn có những vị gọi là cận thần của ông Giáp.
Ví dụ như ông Thanh Quảng, nguyên là bí thư riêng của ông Giáp từ hồi năm1957 đến năm 1962.
Ngoài ra còn có ông Lê Hoàng, người ta gọi là ông Hoàng Kè. Tôi rất thân với ông Hoàng Kè.
Ông Hoàng là ủy viên trung ương, bí thư tỉnh ủy Bắc Thái trước kia.
Sau đó ông ấy phụ trách bí thư đảng ủy xây dựng nhà máy gang thép Thái Nguyên.
Người ta cho rằng ông Hoàng Kè, ông Thanh Quảng bị ông Giáp giật dây để vận động với Miền Nam.
Ở phía Nam, ngoài ông Trà ra thì có mấy nhân vật rất quan trọng.
Đó là Trung Tướng Trần Văn Danh, người ta gọi là ông Năm Trần.
Sau này ông ấy là Tư Lệnh, chỉ huy đập Trị An. Ông Trần Văn Danh là phụ tá cho ông Trà khi còn ở Quân Khu 7. Sau này ông ấy là Phó Tư Lệnh Quân Khu 7.
Còn liên quan đến ông Trà thì còn có 2 nhân vật nữa mà luôn luôn được nêu tên trong 2 vụ án này.
Đó là ông Năm Châu, tức là ông Hồ Văn Châu và bà Sáu Sứ, tức là bà Nguyễn Thị Sứ.
Ông Hồ Văn Châu là một vị đại tá, cựu chiến binh rất có uy tín.
Bà Sáu Sứ cũng là bà hoạt động nổi tiếng trong phong trào Phụ Nữ Cứu Quốc Nam Bộ trước kia. Và cũng được coi như một trong những vị .... như là bà .... gần như là bà Nguyễn Thị Định ở miền Nam vậy.

BẢO VŨ: Thưa ông, trong thư của Đại Tướng Giáp ở phần 7, tức phần “Về Công Tác Bảo Vệ Chính Trị Nội Bộ” có đề cập tới ba vấn đề. Đó là: Chúng tôi xin trích: “Điển hình nghiêm trọng là vụ Tổng Cục II thuộc Bộ Quốc Phòng” Sau đó, Đại Tướng có viết thêm nữa là: “Đặc biệt nghiêm trọng là vụ Sáu Sứ diễn ra cuối khóa VI trước thềm Đại Hội VII”. Đó là những vấn đề ông vừa đề cập.
Ngoài ra còn có điều nữa Đại Tướng viết là “Nghiêm trọng hơn nữa là vụ T4 mà Bộ Chính Trị khóa VIII đã bàn giao lại cho Bộ Chính Trị khóa IX”.
Thưa ông, ông có thể vui lòng cho biết vụ T4 như thế nào không ạ ?

CỰU Đ.T. BÙI TÍN: Ồ! Cái vụ T4 thì nó lưu cữu lắm.
Cái vụ T4 này thì dính ... Những vụ trên thì gián tiếp đụng đến ông Lê Đức Anh. Mà ông Lê Đức Anh trước kia là người dưới quyền rất xa Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.
Khi ông Giáp làm đại tướng thì ông Anh mới chỉ là tỉnh đội trưởng tỉnh đội Thừa Thiên.
Sau này đến năm 74 thì ông Anh mới từ đại tá được đề bạt tăng vọt lên trung tướng, không qua thiếu tướng.
Khi hội nghị Paris kết thúc, sau đó giải phóng miền Nam thì ông Anh được thăng lên trung tướng và cứ như thế ông ấy lên đến chức tổng tham mưu trưởng rồi bộ trưởng bộ quốc phòng. Rồi ông ấy nhảy tót một phát lên đến chủ tịch nước.
Đấy là quá trình nhảy. Nhảy đến hai, ba cấp liền của ông Lê Đức Anh.
Có thể nói, vụ T4 ông Lê Đức Anh dính .... dính đến cái việc đó.

BẢO VŨ: Dính như thế nào ạ ?
CỰU Đ.T. BÙI TÍN: Dính tức là đứng đằng sau vụ Sáu Sứ, vụ Năm Châu, vụ dựng lên âm mưu của ông Giáp, ông Trà, ông Danh, ông Lê Hoàng, ông Thanh Quảng, để mà cướp, lật đổ chính quyền lúc bấy giờ.
Tất cả những vụ này đều do ông Lê Đức Anh giật dây hết.
Trong cái giật dây đó thì điều quan trọng là điều liên quan đến việc ông Giáp đã đề cập đến trong phần thứ nhất của điểm thứ 7. Tức là chuyện thành lập Tổng Cục II.
Khi ông Lê Đức Anh giữ chức tổng tham mưu trưởng rồi lên đến bộ trưởng thì ông ấy đã lập ra Tổng Cục II.
Và khi ông ấy đã được làm chủ tịch nước và ông ấy được phân công .... Thực ra, ông ấy tự nhận sự phân công là đảm nhận tất cả các khối về quốc phòng, về an ninh, về đối ngoại, về tình báo. Vì lý do đó, ông ấy dựng nên Tổng Cục II.
Lý do dựng nên Tổng Cục II thì nó đặc biệt lắm bởi vì xưa nay ở trong quân đội chỉ có Cục II thôi.
Mà Cục II lại nằm trong Bộ Tổng Tham Mưu.
Cục I là Cục Tác Chiến. Cục II là Cục Quân Báo. Cục III là Cục về Quân Lực, Cục Thông Tin các thứ, v.v.
Khi làm chủ tịch nước, ông Anh ký Nghị Quyết 96 CP thành lập Tổng Cục II, đồng thời ông lấy từ cái gốc của Cục II mà đưa lên và đặt cho nó ngang với Bộ Tổng Tham Mưu và Tổng Cục Chính Trị, trực tiếp dưới quyền bộ trưởng quốc phòng.
Trong thực tế là dưới quyền của chính ông Đại Tướng Lê Đức Anh, lúc bấy giờ là chủ tịch nước và trước đó ông ấy là bộ trưởng và là tổng tham mưu trưởng.

BẢO VŨ: “Tại sao suốt bao nhiêu năm qua, ít nhất cũng là về mặt công luận bên ngoài, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp chưa lần nào đưa ra những bức thư nào nghiêm trọng như bức thư này. Như vậy theo ông tại sao trong thời điểm này Đại Tướng lại đưa ra bức thư vừa đề cập và mục đích của việc đưa ra đó là gì?” Ông Bùi Tín trả lời như sau:

CỰU Đ.T. BÙI TÍN: (CƯỜI) Điều này thì tôi cũng nghĩ đúng như ông hỏi và tôi cũng tự trả lời câu này và tôi thấy vấn đề cũng rất dễ hiểu thôi.
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp năm nay 93 tuổi. Ông ấy cũng yếu lắm rồi.
Mấy hôm nay xem truyền hình thấy Việt Nam kỷ niệm nửa thế kỷ Điện Biên Phủ, tôi thấy ông ấy rất già yếu. 93 tuổi rồi.
Nhưng trong 13 năm nay, ông ấy giữ, ông ấy ôm trong lòng một mối hận. (CƯỜI)
Các vị thử tưởng tượng xem, một vị tướng tự nhận là tài ba đến như thế mà lại bị người ta lên án và cho là có mưu đồ (gần như là) bội phản.
Trong nội bộ, người ta gọi ông Giáp là “người cầm đầu lực lượng cơ hội để lật đổ sự lãnh đạo của Đại Hội Sáu và Đại Hội Bảy”.
Ông Giáp bị cho là tìm cách gây chia rẽ Đảng, hoạt động bè phái, hoạt động cơ hội.
Ít nhiều công khai người ta đều biết chuyện này.
Tất cả những tin đồn đó đều được đưa ra công khai cả.
Tôi sẽ nói qua cái chuyện công khai là ông Lê Đức Anh đã dùng cả đến ông Trần Quỳnh, nguyên là phó thủ tướng cùng quê Quảng Trị và là anh em cọc chèo với ông Lê Duẩn để bêu xấu ông Giáp.
Trong một đoạn hồi ký của nguyên Phó Thủ Tướng Trần Quỳnh viết về ông Giáp, ông Quỳnh gọi ông Giáp bằng “y” (CƯỜI).
Ông Lê Đức Anh lại còn cho tiền cho tên Đặng Đình Loan.
Tên Đặng Đình Loan năm nay mới gần 60 tuổi, lúc bấy giờ mới hơn 50 tuổi.
Đặng Đình Loan là tên trước kia đã đi B, tức là đi vào Nam rồi sau đó nó ra lại Bắc. Vì vậy người ta gọi tên này là “B quay”, tức là trốn tiền tuyến để về lại Bắc. Sau đó tên này bị đưa ra khỏi Đảng.
Thế mà hắn lại tìm cách chui lại vào Đảng.
Tên Đặng Đình Loan này chạy chọt thế nào mà lọt vào đến ông Lê Khả Phiêu.
Được ông Phiêu đón tiếp, được trọng dụng, lại được ông Trần Hoàn, bộ trưởng bộ thông tin trọng dụng.
Ngoài ra tên Đặng Đình Loan này còn được trực tiếp ông Lê Đức Anh dùng làm tên tay sai quan trọng nhất để viết cuốn hồi ký gồm 3 tập tên là Đường Thời Đại, dầy 1.600 trang trong đó xuyên tạc lịch sử, hạ thấp ông Giáp xuống.
Ông Lê Đức Anh lại còn dùng tên Đặng Đình Loan này tự nhận là “phái viên đặc biệt của Bộ Chính Trị” và là “người tin cẩn của các anh lãnh đạo cao nhất” để đi các tỉnh ủy, nói xấu 7 tội của ông Giáp.
Người ta đã ghi âm được tất cả các buổi nói chuyện của tên này.
Tên này đã được các ông Lê Khả Phiêu, Trần Hoàn, được một số vị tướng ở Tổng Cục Chính Trị lúc bấy giờ rất nuông chiều.
Bảy tội đại thể là như thế này:
Ông Giáp là con nuôi của tên mật thám Marty. Đấy là tội thứ nhất.
Tội thứ hai là tội cho rằng ông Giáp cầm đầu vụ án Xét Lại Chống Đảng từ năm 1957- 1958, Kế tiếp là tội bán bí mật quân sự cho Đại Sứ Liên Xô Serbakov.
Rồi đến tội ông Giáp hồi ở Điện Biên Phủ thì chuyên môn rúc ở trong hầm chứ không dám ra ngoài. Theo như lời kể tội thì ông Nguyễn Chí Thanh mới là người chỉ huy Điện Biên Phủ Thế rồi đến khi hòa bình lập lại thì ông Giáp phạm tội mất cảnh giác đối với Pháp và Mỹ ở miền Nam, giải tán 8 vạn quân để cho đến khi nó đánh thì không có đủ quân số để chống lại.
Tóm lại nhiều thứ tội lắm. Thế rồi đến tội hủ hóa là tội ăn nằm với cô vợ của một văn nghệ sĩ, cô này đến để dạy cho ông Giáp đàn piano.
Tất cả gồm 7 tội.
Gần giống như là cái thời Chu Văn An dâng sớ thất trảm để chém đầu những vị tham quan ở trong triều.

BẢO VŨ: Thưa ông, tại sao cho đến bây giờ, 93 tuổi và suốt hàng bao nhiêu năm qua Đại Tướng Giáp đã bị, theo như ông vừa nói, bị chèn ép, bị đủ thứ như vậy. Tại sao đến bây giờ Đại Tướng mới công bố thư như thế này ?

CỰU Đ.T. BÙI TÍN: Tôi nghĩ nó còn tùy thuộc vào lãnh đạo chứ.
Bởi vì bây giờ ông Giáp còn quyền hành gì nữa đâu.
Bây giờ ông ấy chỉ kêu thôi. Kêu oan và kêu gọi người ta phải thực hiện công lý cho ông ta thôi.
Thế nhưng bây giờ ông ấy mới kêu và điều đó cũng rất hợp lý thôi.
Bởi vì qua Đại Hội 7 và Đại Hội 8, Lê Đức Anh vẫn còn giữ nguyên được chính quyền và thậm chí còn leo cao hơn.
Phải đến sau Đại Hội 8, đến tận năm 1998 thì Lê Đức Anh mới thôi chức cố vấn.
Bây giờ ông Lê Đức Anh ốm và ông ấy không còn giữ chức vụ nào.
Bây giờ ông Anh hết giữ chức chủ tịch nước, hết giữ chức cố vấn ban chấp hành trung ương. Đã vậy bây giờ ông ấy lại ốm yếu, nằm viện suốt gần 2 năm nay rồi, và hiện nay sức khỏe gần như kiệt quệ rồi.
Lúc này ông Giáp bèn nghĩ rằng ..... Và tôi cũng nghĩ thêm nữa là .... nhân năm nay là năm Điện Biên Phủ; năm nay là năm người ta nhắc nhiều đến công lao của vị chỉ huy Điện Biên là ông Giáp. Cả thế giới quan tâm đến.
Thế là ông ấy nghĩ rằng đây là thời cơ. Thời cơ để đòi công lý ....

BẢO VŨ: Tóm lại là đòi công lý. Như vậy thưa ông, trong thời điểm ông vừa đề cập, tức là trong bối cảnh mới, theo ông, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp có sẽ đòi được công lý hay không ?

CỰU Đ.T. BÙI TÍN: Tôi nghĩ về vấn đề này tôi cũng phải chờ xem.
Bởi vì vấn đề nó như thế này: lãnh đạo Việt Nam hiện nay là các ông Nông Đức Mạnh, ông Phan Văn Khải, ông Trần Đức Lương và ông Nguyễn Văn An.
Bốn vị vừa đề cập hiện ở vào tình thế rất khó xử.
Lý do là vì Đại Hội 8 đã có nghị quyết. Nghị quyết đó là: giao cho Bộ Chính Trị mới kết luận và giải quyết một cách công khai vụ án T4.
Như vậy đã có nghị quyết rồi.
Và như vậy họ bị mắc kẹt đồng thời họ phải thực hiện nghị quyết.
Thứ hai nữa là, theo tôi được biết, tất cả cán bộ sĩ quan cao cấp trong quân đội nhân dân, đều đã biết rõ tất cả.
Đa số bây giờ người ta bênh ông Giáp.
Tất nhiên không phải bây giờ người ta hoàn toàn quý ông Giáp đâu. Nhưng mà trong vấn đề này rõ ràng ông Giáp khôn ngoan; đồng thời có thể là lẽ phải thuộc về ông Giáp.
Hai nữa là ông Lê Đức Anh đã thất thế và bây giờ trong thời mở cửa, trong thời công khai thì chắc chắn Bộ Chính Trị và Ban Chấp Hành Trung Ương hiện nay phải giải quyết yêu cầu của ông Giáp.

BẢO VŨ: Thưa ông, ông vừa đề cập đến trường hợp của ông Giáp từ năm 1991. Thế nhưng trong những tác phẩm của ông trước đây, chẳng hạn như cuốn Mặt Thật hoặc Hoa Xuyên Tuyết ông đã đề cập đến trường hợp ông Giáp; theo đó ông Giáp đã bị vùi dập ngay từ thưở Tổng Bí Thư Lê Duẩn. Như vậy là đâu có phải đến năm 1991 ông Giáp mới bị vùi dập. Phải thế không ạ ?

CỰU Đ.T. BÙI TÍN: Đúng thế.
Ông Giáp đã bị ông Duẩn chơi xấu từ vụ gọi là con nuôi của mật thám Marty, tức từ Đại Hội 3 và Đại Hội 4, người ta đã nêu ra rồi.
Ông Giáp bị cả ông Lê Đức Thọ lẫn ông Lê Duẫn chơi xấu.
Thế nhưng lúc ấy ông Giáp vẫn tỏ ra là mình bình tĩnh và tất nhiên là ông ấy được ông Hồ Chí Minh bênh, được ông Phạm Văn Đồng bênh.
Cái thứ hai là ông Giáp có lý lẽ của ông ấy vì Việt Nam đã từng có thời kỳ gắn bó với Liên Xô. Ông Giáp cũng nói là ông không đưa bí mật quân sự nào cho Liên Xô cho nên ông ấy không phạm tội. Do đó ông ấy có cái lý của ông ấy.

BẢO VŨ: Thưa ông, trong vụ này, theo ông, ông Giáp đòi công lý cho cá nhân ông Giáp hay cho những người từng chiến đấu với ông ấy, ngay cả những người từng chiến đấu ở mặt trận Điện Biên ?

CỰU Đ.T. BÙI TÍN: (CƯỜI) Tôi đã nhắn về (Việt Nam) rằng nếu ông Giáp thực sự có ý thức về công lý thì trước hết, trong vụ án của những sĩ quan cận kề với ông ấy nhất, từng giúp đỡ ông ấy nhất từ cái thời ... như ông Đặng Kim Giang ở Điện Biên Phủ, người hậu trách về hậu cần.
Tất cả những chuyện hậu cần khó khăn nhất ông Đặng Kim Giang đều gánh hết.
Sau này ông Đặng Kim Giang bị đuổi ra khỏi Đảng, bị tù đến 7 năm liền mà ông Giáp lại bỏ ngơ.
Ngoài ra còn có những người như ông Đỗ Đức Kiên, cục trưởng cục tác chiến ở Điện Biên.
Ông Kiên cũng là người bị tội trong vụ án vu cáo là “chống Đảng”
Thế rồi còn bao nhiêu ông khác nữa, chẳng hạn như ông Lê Minh Nghĩa và ông Lê Trọng Nghĩa, cũng là đại tá, cũng là tay chân, cận thần của ông Giáp. Những ông này bị nạn mà ông Giáp vẫn ngó ngơ, bỏ ngơ đi, không dám can thiệp gì hết.
Vì thế cho nên tôi nghĩ là lần này ông Giáp nặng về chuyện đòi danh dự, đòi công bằng cho cá nhân ông ấy nhiều hơn là cho những người tay chân, hay là những người cán bộ thuộc quyền ông ấy trước đây bị oan.
Cái đó là cái tôi thấy rất đáng tiếc.


Tiểu Luận - Dương Thu Hương.
Tiểu Sử Nguyễn Thái Học (1902-1930).
Hồ Sơ Đặc Biệt - Những Y' Kiên Nội Bộ Của Các Cán Bộ Lão Thành.
Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người VN ở nước ngoài.
Một cách Lý Giải Về Chuyện Hồ Chí Minh Bị Mất Quyền Lực Trong Những Năm Cuối Ðời
Ai La` Mẹ Nông Đức Mạnh
Hoàng văn Hoan Tố Lê Duẫn Phản Bội Cách Mạng, Lấn Ép Họ Hồ.
Mạn đàm với Điệp viên CIA Yung Krall.
Ông Mai Chí Thọ - (Một số ý kiến về xây dựng Đảng CSVN).
Thư của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.
Cựu Đại Tá Bùi Tín: Thư Của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Gởi Cấp Lãnh Đạo Việt Nam Là Vụ Watergate Của Hà Nội.

Cựu Đại Tá Bùi Tín: Trong Thâm Cung Đảng CSVN: Vụ An Chính Trị Lớn Hé Mở...
KISS ME GƠODBYE