Thời Sự Hàng Ngày

Cập Nhật:
Mục Lục
Trang Chính
Thế Giới
Việt Nam
Quốc Nội
Cộng Đồng
Văn Hóa & Xã Hội
Tài Liệu

Thông tin

Tin Thế Giới
Lãnh đạo EU đồng thuận về hiến pháp mới.
Tin BBC - 18/6/2004 - 18h55 GMT

Lãnh đạo từ 25 nước đã nhất trí về bản hiến pháp cho Liên hiệp châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels.

Sự đồng thuận này được đưa ra sau khi Anh và Pháp công khai chỉ trích nhau về tiến trình chậm chạp của hội nghị thượng đỉnh.

Pháp nói Anh đưa ra quá nhiều yêu cầu đòi phải được đối xử đặc biệt, trong khi Luân Đôn phản đối sự lựa chọn của Pháp về vị chủ tịch mới cho Uỷ hội châu Âu.

Thế nhưng cả Đức và Pháp đã ủng hộ một dự thảo hiến pháp mà Ailen đưa ra.

Ailen hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên hiệp châu Âu.

Người ta còn đạt được thoả thuận về các vấn đề gây cản trở đối với các cuộc đàm phán về hiến pháp năm ngoái - là chuyện các nước nhỏ phản đối các kế hoạch có các qui định bỏ phiếu kiểu mới.

Bản kế hoạch mới nói các biện pháp phải có được sự ủng hộ của ít nhất 55% các quốc gia EU, đại diện cho ít nhất 65% dân số, thì mới được thông qua.

Quan ngại

Trước đó, lãnh đạo các nước châu Âu bắt đầu họp ngày thứ hai sau khi ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh đã không đạt được thống nhất về việc ai sẽ lên thay thế ông Romano Prodi.

Pháp và Đức ủng hộ Thủ tướng Bỉ Guy Verhofstadt vào chức này, nhưng Anh cho rằng ông Verhofstadt quá thiên về xu hướng liên bang hóa châu Âu.

Tới cuối ngày đầu tiên các bên đã không tìm được giải pháp chung, và Thủ tướng Ireland chủ trì hội nghị đã cảnh báo ngày thứ hai cũng có thể sẽ "là một ngày rất dài".

Các lãnh đạo cũng đã thảo luận bản Hiến pháp chung đầu tiên của một Liên hiệp châu Âu mở rộng gồm 25 thành viên.

Vị trí Chủ tịch Ủy hội châu Âu quan trọng ở chỗ đây sẽ là người chịu trách nhiệm điều hành, hoạch định tầm nhìn cho châu Âu.

Vấn đề là trong một Liên hiệp châu Âu có quá nhiều viễn cảnh khác nhau và thật khó mà tìm ra được một ứng cử viên phù hợp.

Mặt đối mặt

Anh quốc đã rất thẳng thắn bày tỏ phản đối về ông Verhofstadt.

Một ứng cử viên gây ngạc nhiên là Cao ủy về Đối ngoại của châu Âu Chris Patten. Tên của ông đã được Đảng Nhân dân châu Âu, một đảng phái bảo thủ trong Quốc hội châu Âu, đề xuất.

Tuy nhiên Pháp và một vài nước khác đã phản đối ông Patten và nghiên về ông Verhofstadt.

Tổng thống Pháp Chirac nói với các phóng viên rằng ông không nghĩ một ứng cử viên từ "một quốc gia không tham gia vào tất cả các chính sách của châu Âu" là lựa chọn thích hợp.

Nhận xét này ám chỉ Anh quốc và Đan Mạch, hai quốc gia hiện còn chưa tham gia đồng tiền chung châu Âu.

Ông Romano Prodi thì cho biết hiện vẫn chưa có ai kế nhiệm ông cả.

Ông sẽ rời nhiệm sở vào tháng 10 tới khi nhiệm kỳ 5 năm của ông kết thúc.


Lãnh đạo EU đồng thuận về hiến pháp mới.
Thủ lĩnh Nek Mohammed bị hạ sát.
IAEA ra nghị quyết chỉ trích Iran.
Bush phản bác kết quả điều tra 11/9.
Dân quân 'chặt đầu con tin'.
Copy Right 2004